hế nào là Total Productive Maintenance (TPM)?
Có thể ví TPM như bác sĩ của thiết bị, máy móc. Total Productive Maintenance (TPM) là một chương trình bảo trì bao gồm nhiều định nghĩa mới cho quá trình bảo dưỡng thiết bị. Mục tiêu của chương trình là tăng năng lực sản xuất, đồng thời tăng kiến thức, kỹ năng và sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
TPM chỉ ra rằng công việc bảo dưỡng là rất quan trọng, liên quan và góp phần rất lớn vào kết quả kinh doanh của nhà máy, kết quả mang lại là lợi nhuận đột phá cho nhà đầu tư. Dừng thiết bị để bảo trì có kế hoạch là một phần công việc trong một ngày sản xuất, như một mắt xích trong quá trình sản xuất. Mục tiêu là không dừng thiết bị khẩn cầp (thiết bị chỉ dừng khi chúng ta chủ động dừng nó).
Lịch sử của TPM:
TPM là một sáng kiến của người Nhật. Nguồn gốc của TPM phát triển từ Preventive Maintenance vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm Preventive Maintenance lại được hình thành từ Mỹ. Nippondenso là công ty đầu tiên giới thiệu chương trình Preventive Maintenance vào năm 1960.
Preventive Maintenance là một chương trình hỗ trợ nhân viên vận hành và bảo dưỡng thiết bị, tuy nhiên khi thiết bị ngày càng tự động hơn, phát triển hơn, vấn đề bảo dưỡng thiết bị trở nên không hiệu quả vì đòi hỏi nhân lực bảo trì nhiều hơn, thường xuyên hơn.
Do đó, bộ phận quản lý quyết định: Nhân viên vận hành thực hiện các tác vụ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, mà các tác vụ kiểm tra đó có tần suất ngắn hạn, thường xuyên (Hay còn gọi là Autonomous maintenance, một phần cốt yếu của TPM).
Vì thế Nippondenso thực hiện Preventive Maintenance và thêm cả Autonomous Maintenance được thực hiện bởi nhân viên vận hành thiết bị. Do vậy, thiết bị ngày một cải tiến hơn (Maintainability Improvement), độ tin cậy cao hơn.
Từ đó, chương trình Productive maintenance ra đời. Mục tiêu của Productive Maintenance là: Tối đa hóa sự sẵn sàng của thiết bị, sử dụng thiết bị đạt hiệu suất và hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.
- TOTAL = Tất cả nhân viên vận hành và nhân viên bảo trì làm việc cùng nhau
- PRODUCTIVE = Sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ tốt, đáp ứng được và vượt cả sự mong đợi của khách hàng
- MAINTENANCE = Duy trì thiết bị và nhà máy luôn tốt hoặc tốt hơn tình trạng ban đầu trong trong mọi tình huống
Vai trò của TPM
Làm sáng tỏ các câu hỏi sau, chúng ta sẽ hiểu được vai trò của TPM trong nhà máy:
- TPM có thể thay thế bảo trì truyền thống ?
- Tại sao TPM ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến ?
- Mục tiêu của TPM là gì ?
- TPM có giống như TQM ?
- Từng bước của TPM như thế nào ?
- TPM mang lại kết quả và lợi nhuận gì ?
Tại sao TPM ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến ?
Có 3 nguyên nhân chính:
1- Đảm bảo đạt kết quả ấn tượng (Kết quả nhìn thấy được)
- Giảm hư hỏng
- Tăng sản lượng
- Gỉam nguồn lực và chi phí
- Gỉam tồn kho
- Gỉam tai nạn
- Tránh tổn thất do sự thay đổi môi trường làm việc.
- Sản phẩm khi xuất xưởng không có khiếm khuyết về chất lượng.
- Quá trình thay đổi sản phẩm trong thời gian nhanh nhất.
2- Thay đổi môi trường làm việc
- Môi trường, vị trí làm việc gọn gàng, sạch sẽ, làm cho công việc trở nên an toàn, chính xác.
- Khách hàng/khách tham quan ấn tượng sâu sắc với sự thay đổi nầy, càng đặt niềm tin vào khả năng cung ứng của nhà máy.
- Khả năng tạo ra sản phẩm của nhà máy chắc chắn tăng lên.
3- Năng lực, kỹ năng của nhân viên tăng lên khi tham gia thực hiện TPM
- Nhân viên vận hành có thể vận hành, bảo trì thiết bị trong toàn nhà máy.
- Tăng khả năng làm việc nhóm.
- Tăng sự đề xuất, góp ý kiến.
- Xây dựng văn hóa xem TPM như là một phân của công việc.
Các bước thực hiện chương trình TPM tổng thể
Trong đó hoạt động 5S chính là nền tảng của TPM.
- 5S: Hoạt động 5S là nền tảng của TPM, khởi đầu cho việc phát hiện các vấn đề để tiến hành các hoạt động cải tiến trong TPM;
- Autonomus Maintenance (Jishu Hozen): Bảo trì tự quản, muc đích công nhân vận hành máy biết sửa chữa, bảo trì máy và nhận diện các hư hỏng ở một mức độ nhất định. Công việc này giúp công nhân vận hành biết về kết cấu và chức năng của máy, hiểu về quan hệ giữa máy móc và chất lượng, quen với việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định từ đó phát hiện và chẩn đoán chính xác mọi bất thường của máy cũng như cách khắc phục nhanh chóng và phù hợp;
- Planned Maitenance: Bảo trì có kế hoạch, nhằm thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh dừng máy, tránh các lỗi lặp lại, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa và chi phí cho công tác bảo trì. Đồng thời có kế hoạch sử dụng thích hợp cho những máy móc thiết bị mới ngay từ khi bắt đầu đưa vào hoạt động;
- Kobetsu Kaizen (Focus Improvement): Cải tiến có trọng điểm, thực tế tại mỗi tổ chức luôn phát sinh những vấn đề, như: chất lượng, chi phí, năng suất, an toàn lao động … tuỳ theo từng thời điểm, ý nghĩa và mức độ cần thiết của sự việc trong thời điểm đó, người ta sẽ chọn lựa đưa ra vấn đề và thành lập một nhóm hay một số nhóm để tập trung cải tiến các vấn đề đó. Bên cạnh đó vẫn khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng bộ phận trong tổ chức. Tất cả hoạt động trên đều nằm trong chiến lược phát triển của tổ chức: cải tiến liên tục nhưng ở đây muốn nhấn mạnh một điều nếu tập trung tất cả nguồn lực vào một, hay một số mục tiêu lựa chọn trước thì dễ dẫn đến thành công mà không lãng phí thời gian, công sức;
- Quality Maintenance (Hinshisu Hozen): Bảo trì chất lượng, nhằm xây dựng, duy trì và quản lý một hệ thống quản lý chất lượng tốt, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu tiên đến khâu phân phối và hậu mãi, có hệ thống khắc phục và phòng ngừa. Đồng thời phân tích quá trình sản xuất để tìm ra các điểm dễ xảy ra lỗi và tiến hành khắc phục thích hợp;
- Training: Đào tạo, nếu không có quá trình đào tạo thích hợp và chuẩn hóa, TPM và hệ thống bảo trì nói chung, sẽ không thành hiện thực. Việc đào tạo phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
- Sefety, Health and Environment ( SHE ): An toàn, sức khỏe và môi trường, hướng tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt nhấn mạnh đến an toàn, sức khỏe và môi trường làm việc của công nhân vận hành thiết bị.
- Office TPM: hoạt động TPM các phòng ban gián tiếp hỗ trợ cho bộ phận sản xuất … nhiệm vụ của họ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin, phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất;
Trong đó Trụ cột quan trong nhất là, bảo trì tự chủ (tự quản)
Các bước thực hiện AM, CiCC tư vấn áp dụng triển khai thực hiện 7 bước AM thông thường kéo dài 3 năm.
Để triển khai thành công TPM, đặc biệt là làm thể nào để duy trì được AM, một trụ cột không thể thiếu trong quá trình áp dụng triển khai đó là PM. Các bước thực hiện PM, CiCC tư vấn áp dụng triển khai thực hiện thông thường kéo dài 2 – 3 năm.
Tham khảo chương trình dự kiến 12 tháng như sau:
Chương trình triển khai TPM 12 tháng | |||
Bước | Nội dung chính | ||
Huấn luyện TPM cho các cấp
| Bước 1 đến bước 3 | Tổng quan về TPM | |
Quá trình thực hiện TPM | |||
Lập bảng hoạt động AM | |||
Lập bảng hoạt động PM | |||
Lập bảng hoạt động FM | |||
Lập bảng hoạt động HS&E | |||
Thực hiện TPM trên dây chuyền mẫu | Bước 4 đến bước 5 | Chọn dây chuyền mẫu | |
Thành lập nhóm TPM cho dây chuyền mẫu | |||
Lập kế hoạch và mục tiêu | |||
Tiến hành thực hiện TPM trên dây chuyền mẫu | |||
Thanh tra/tổng kết kết quả đạt được | |||
Lập chuẩn/ quá trình thực hiện TPM cho nhà máy | |||
Phát động triển khai TPM trên toàn nhà máy | Bước 6 | Tuyên bố thực hiện TPM trên toàn nhà máy | |
Lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động TPM của nhà máy | |||
Lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động TPM của từng phòng ban | |||
Triển khai thực hiện từng trụ cột chính của TPM | Bước 7 đến bước 12 | AM – AUTONOMOUS MAINTENANCE | Huấn luyện tổng quan về AM |
Các bước thực hiện AM | |||
Lập kế hoạch tổng thể cho từng bước AM | |||
Tái áp dụng quá trình/form mẫu và các thành quả khác từ dây chuyền mẫu | |||
Thu thập các dữ liệu làm nền tảng cho hoạt động của từng nhóm AM | |||
Thực hiện AM bước 1 | |||
Thanh tra kết quả AM bước 1 | |||
PM – PLANNED MAINTENANCE | Huấn luyện tổng quan về PM | ||
Các bước thực hiện PM | |||
Lập kế hoạch tổng thể cho từng bước PM | |||
Tái áp dụng quá trình/form mẫu và các thành quả khác từ dây chuyền mẫu | |||
Thu thập các dữ liệu làm nền tảng cho hoạt động của từng nhóm PM | |||
Hỗ trợ nhân viên vận hành máy thực hiện AM | |||
Xây dựng12 hệ thống DMS | |||
Thanh tra kết quả PM | |||
FI – FOCUS IMPROVEMENT | Huấn luyện tổng quan về FI | ||
Các bước thực hiện 1 dự án FI | |||
Lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động FI trên toàn nhà máy | |||
Xây dựng chương trình cho toàn thể nhân viên tham gia thực hiện KAIZEN | |||
Hỗ trợ thực hiện các dự án KAIZEN/FI trong nhà máy | |||
Thanh tra kết quả FI | |||
QM – QUALITY MAINTENANCE | Huấn luyện tổng quan về QM | ||
Các bước thực hiện 1 dự án QM | |||
Lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động QM trên toàn nhà máy | |||
Hỗ trợ nhân viên vận hành máy chuyển từ tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng thành tiêu chẩn cài đặt vận hành thiết bị. | |||
Hỗ trợ thực hiện các dự án QM trong nhà máy | |||
Thanh tra kết quả QM | |||
HS & E | Huấn luyện tổng quan về HS&E | ||
Các trình tự /thủ tục/qui tắc về an toàn trong nhà máy | |||
Lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động HS&E trên toàn nhà máy | |||
Hỗ trợ nhân viên vận hành máy thực hiện các qui tắc an toàn của nhà máy | |||
Thanh tra kết quả HS&E | |||
Tổng kết đánh giá hoạt động TPM trong toàn nhà máy theo từng giai đoạn | Lập kế hoạch thanh tra, đánh giá định kỳ toàn bộ hoạt động TPM trong toàn nhà máy | ||
Thực hiện thanh tra, cập nhật/hiệu chỉnh tiến độ | |||
Báo caó với cấp lãnh đạo |
Khóa học 5S Kaizen
Khóa học kaizen 5S Khóa học nhận diện lãng phí và thực hành dự án kaizen P D C A tại MABUCHI MOTOR https://youtu.be/nqqJ2uTF-xw Giới thiệu khóa học Kaizen khóa học kaizen pdca GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH: https://youtu.be/nVGkLjur2N4 Kaizen áp dụng thế nào cho phù hợp...
Khóa học thẻ đểm cân bằng BSC KPI OKR
Phương pháp tiếp cận cải tiến của CiCC Chúng tôi tự hào là đơn vị vừa kết hợp được giữa quản lý và định hướng chiến lược (WHAT) theo Balanced Scorecard (BSC) thiết lập mục tiêu Management By Objectives (MBO) chuyển đổi KPIs thành OKRs vừa là đơn vị hỗ trợ, tư vấn...
KHÓA HỌC ISO TS 16949 VÀ CÁC CÔNG CỤ CHÍNH (IATF 16949)
KHÓA HỌC VỀ CÔNG CỤ CHÍNH CỦA ISO / TS / IATF 16949 Tên khóa học Thời lượng Public On-site ATF01 - Advanced Product Quality Planning (APQP) 1 day N Y ATF02 - Failure Mode and Effects Analysis (FMEA) 3 days Y Y ATF03 - Production Part Approval Process (PPAP) 1 days N Y...
Khóa học Bảo trì TPM
khóa học bảo trì năng suất tổng thể TPM được CiCC thiết kế dựa trên kinh nghiệm triển khai cho các tập đoàn hàng đầu thế giới và ở Việt nam
KHÓA HỌC CHỨNG NHẬN ĐẲNG CẤP LEAN SIX SIGMA DMAIC
KHÓA HỌC CHỨNG NHẬN ĐẲNG CẤP SIX SIGMA CÁC ĐAI Tên khóa học Thời lượng Public On-site SSM01 - Six Sigma Black Belt Certification 20 days Y Y SSM02 - Six Sigma GB upgrade to BB Certification 10 days Y Y SSM03 - Six Sigma Champion Certification 3 days Y Y SSM04 - Six...
Giới thiệu về CiCC-CMMS
CiCC-CMMS là một phần mềm quản lý bảo trì trong hệ thống CiCC-LeanERP do đội ngũ CiCC phát triển.
Với thế mạnh dựa trên nền tảng triết lý quản lý bảo trì tiên tiến cùng với kinh nghiệm tư vấn triển khai TPM (Bảo trì năng suất tổng thể) trong suốt từ ngày đầu mới thành lập cho đến nay, CiCC đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc phát triển một phần mềm quản lý bảo trì dành cho người Việt và tham gia kết nối thành chuỗi thông tin liền mạch trong tổng thể các phân hệ của CiCC-LeanERP System. Các lợi ích có thể kể đến khi áp dụng CiCC-CMMS như:
- Đơn giản hóa quá trình tổ chức công việc bảo trì.
- Đồng bộ với những hoạt động và yêu cầu của chương trình TPM (Total Productive Maintenance)
- Dễ dàng hơn trong việc ra quyết định trong hoạt động bảo trì.
- Thừa kế được dữ liệu giữa các chức năng của module giúp giảm thời gian xử lý.
- Trích xuất báo cáo ngay lập tức khi có yêu cầu.
- Tự động cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh.
- Tiết kiệm thời gian và gia tăng độ chính xác trong các hành động bảo trì.
- Giảm thiểu được chi phí và xác suất hư hỏng của máy móc, thiết bị.
- Tối ưu được nguồn lực và kế hoạch thực hiện bảo trì.
Cấu trúc cơ bản của hệ thống CiCC-CMMS:
CiCC-CMMS sẽ thực hiện các chức năng về quản lý về những thư viện thông tin, dữ liệu vào –ra từ hoạt động bảo trì và liên kết chúng với cho việc sử dụng bảo trì theo hai quá trình chính là Autonomous Maintanance (AM) và Planed Maintanace (PM). Từ đó, hệ thống sẽ trích xuất các dữ liệu để đánh giá, thông báo và lên kế hoạch cho từ công việc cụ thể để có thể tối ưu một các chính xác những nguồn lực trong công tác bảo trì thiết bị, tránh hư hỏng và có tổn thất đáng tiếc.
Cấu trúc và quá trình hoạt động của hệ thống CiCC-CMMS như sau:
MBB. PHẠM THANH DIỆU
CHỦ TỊCH - GIÁM ĐỘC CiCC
Kinh nghiệm Lean, Six Sigma, Balanced Scorecard, Quản lý thiết kế& phát triển phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
Nơi ở hiện tại: Phú Mỹ Hưng, Q7, HCM
Di động : 0988000364
Email : dieu.pham@cicc.com.vn
Luôn nổ lực để nâng cao năng lực bản thân và sử dụng mọi khả năng để tiên phong giúp đối tác của mình tiếp cận nhanh với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư 4.0 với sự bùng nổ của Dữ liệu lớn Big Data. Chia sẻ các kiến thức đã được kiểm chứng với niềm đam mê theo đuổi các công cụ và phương pháp cải tiến tiên tiến, dựa trên nền tảng kinh nghiệm từ các tập đoàn đa quốc gia, nền tảng kiến thức dựa trên thực hành thực tế.
Theo đuổi nghề nghiệp quản trị và định hướng chiến lược theo Balanced Scorecard, chịu trách nhiệm thiết kế phát triển và triển khai các chương trình cải tiến tiên tiến theo Lean Six Sigma, Lean TPM, Lean TQM, Lean Supply Chain… Song song đó là tích hợp hệ thống và số hóa toàn diện bằng các nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa mới nhất nhằm giúp cho quá trình quản trị và điều hành Linh hoạt – Hiệu quả – Bền vững và Tự động hóa.
Luôn cam kết đồng hành dài hạn cùng nhau cải tiến hiệu năng và sự phù hợp với yêu cầu của các chuẩn mực, nâng cao hiệu quả và hiệu lực toàn hệ thống trong quá trình tích hợp mọi nguồn lực nội bộ nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về phát triển bền vững tiến tới chuẩn mực “DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU 4.0”.
Tóm lược
Sáng lập Công ty CP Tư vấn Cải tiến Liên tục (CiCC: Continuous Improvement Consulting Company) chuyên về đào tạo và tư vấn các hệ thống cải tiến tiên tiến như Lean, Six Sigma, TPM, TQM, BSC và Thiết kế phát triển phần mềm quản trị doanh nghiệp tích hợ Phát triển thành công ERP cho ngành May, ERP cho ngành Dệt- Nhuộm, ERP cho ngành Cơ khí Chính xác, Phần mềm quản lý bảo trì bằng máy tính CMMS, Hệ thống VFSC-Vietnam Food Safety Chain… các phần mềm tích hợp do CiCC thiết kế và phát triển hoàn toàn dựa trên logic của các phương pháp quản trị tiên tiến Lean, Six Sigma, TPM, BSC…
Có các kiến thức về Tài chính – Tiền tệ và Chứng khoán trong quá trình làm Giám độc dự án Công ty CP Chứng Khoán VNDIRECT, phụ trách phát triển các dự án công nghệ thông tin và quản lý nhân sự.
Quản lý dự án thiết kế, phát triển & triển khai phần mềm tích hợp “Chuỗi An Toàn Thực Phẩm Việt Nam (VFSC: Vietnam Food Safety Chain)” chủ đầu tư Kiêm giám đốc cải tiến Công ty CP Giám định và Chứng nhận VinaCert.
Đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Lean6sigma Network Vietnam, là nơi giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng và triển khai các phương pháp, công cụ cải tiến tiên tiến như Lean, Six Sigma, BSC, SCM, TPM, TQM… vào doanh nghiệp Việt Nam tạo động lực cho phong trào năng suất & chất lượng Quốc
Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian về cải tiến liên tục Lean, Six Sigma, TPM, BSC, SCM… tại các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Black Belt Six Sigma toàn thời gian cho các chương trình cải tiến tại Samsung Electronic Vietnam; Chuyên viên Đảm bảo Chất lượng (QA) và Phát triển chuỗi cung ứng (SCM) mảng nhãn hàng thương hiệu riêng của Metro Cash & Carry Vietnam; Trưởng phòng Cải tiến Liên tục & Master Black Belt tại tập đoàn Johnson Controls Vietnam. Và có hơn 4 năm làm việc tại các tổ hàng đầu trong nước như: Trưởng phòng cải tiến liên tục Tập đoàn FPT; Trương phòng tư vấn Cải tiến thuộc Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest3).