Lịch sử nhân loại ngày càng trở thành một đua giữa giáo dục hoặc phải kết thúc bi thảm (H.G. Wells)
1. Sự thay đổi nhanh chóng của sơ đồ tổ chức công ty và những yêu cầu mới đặt ra cho việc giáo dục con người
Những yêu cầu mới để có sự linh họat cho công ty, chất luợng, giá thành cải thiện và giảm thời gian bỏ ra không thể đạt được nếu sử dụng các biện pháp truyền thống. Trong khi ngành công nghiệp của Mỹ và Châu Âu phát triển các dự án vĩ đại CIM, FMS, CAD/CAM và MRP II, Nhật giới thiệu Sản xuất “vừa đúng lúc và giảm thiểu lao động” – không fải để minh chứng cho triển vọng của kỹ thuật mới mà là để vạch rõ tính không hiệu quả trong hoạt động và lãng phí trong quá trình sản xuất. Hiệu quả chính của CIM nằm trong viêc cải thiện tính linh hoạt và năng suất, nhưng khi ứng dụng nó nhấn mạnh hơn hết sự tích hợp các yếu tố kỹ thuật của nhà máy và yếu tố sản xuất linh họat nhất – con người – là nền tảng. Kỹ thuật mới phải được ứng dụng trên nền tảng tổ chức sử dụng và phát triển kỹ năng, kiến thức và tính sáng tạo của nguồn nhân lực. Các công ty tầm cỡ thế giới đã phát triển sơ đồ tổ chức và chính sách quản lý mới với cái nhìn toàn thể đã xóa bỏ những ranh giới truyển thống và hợp nhất các mục tiêu, họat động của các bộ phận chức năng khác nhau trong cùng 1 công ty.
Ngày nay sơ đồ tổ chức công ty có rất nhiều thay đổi. Cấu trúc tổ chức theo cấp bậc, tập trung, cố định nhường chỗ cho cách tổ chức linh hoạt, nhanh nhẹn dựa trên hoạt động của nhóm, sự tham gia của toàn thể nhân viên và sự phát triển văn hóa mới của công ty. Yếu tố hợp nhất thật sự của công ty không phải là mạng máy tính hay giải pháp phần mềm tích hợp mà chính là nhân viên.
Nhiều vấn đề của công ty như chất lượng kém, năng suất thấp, không kịp thời hạn… gây ra bởi việc công ty không sử dụng hết những kỹ năng và trí tuệ của nhân viên. Cấu trúc tổ chức tập trung truyền thống không linh hoạt và nhân viên hay bị đẩy xuống làm nhân viên nhập dữ liệu, làm theo lệnh và kế hoạch của chương trình máy tính.
Mỗi thành viên từ giám đốc cho đến công nhân, phải hiểu và tham gia vào những cải tiến để cả tổ chức ngày càng tốt hơn. Chỉ có thể bằng cách thu hút năng lực trí tuệ tập thể của tất cả nhân viên thì công ty mới có thể đối mặt với tình trạng xáo động và giới hạn của môi trường ngày nay.
2. Sự phát triển công nghiệp, hòa nhập vào cộng đồng Châu Âu và đào tạo về kỹ thuật tại những nước ở phía Trung và Đông Châu Âu.
Mặc dù có những thay đổi tích cực trong các công ty vùng Trung Đông Châu Âu ( MEE) như tạo ra sản phẩm và phân khúc thị trường mới, hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn, tư nhân hóa… nhưng vẫn còn có nhiều vấn đề cần giải quyết trong tương lai:
• Nhiều công ty “thừa hưởng” lại những sản phẩm không phù hợp và hệ thống cấu trúc sản xuất cũ như sản phẩm bán không được, năng lực sản xuất lỗi thời mà đồ sộ.
• Các công ty thực hiện những chiến lược kinh doanh mới trong những năm vừa qua thường dẫn tới việc tăng độ đa dạng của sản phẩm và giảm khối lượng sản xuất nhưng lại không có tính linh hoạt cần có. Một trường hợp điển hình là một công ty sản xuất hàng nghìn loại nguyên liệu thô, vật dụng, dụng cụ, và phụ tùng với nhiều kích cỡ khác nhau sử dụng những thiết bị sản xuất khác nhau theo đó là dòng vật liệu và thông tin lộn xộn.
• Nhiều công ty mất đi nhiều công nhân giỏi, kỹ thuật viên và kỹ sư do những vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển đổi. Còn lại là những nhà thiết kế, lên qui trình, giám đốc sản xuất cũng như công nhân đa kỹ năng trong những công ty này.
• Hiện nay có nhiều công ty tồ chức theo kiểu chức năng, cấp bậc quan liêu ở các công ty vùng MEE. Nhất là trong những công ty vừa và lớn luôn có ác cảm của tổng giám đốc thường là những ông chủ với những ngưởi làm sản xuất cũng như xung đột giữa các phòng ban trong công ty.
• Nhân viên trong những công ty này vùi đầu vùi cổ vào những sự cố hằng ngày nên có ít thời gian và nguổn lực để suy nghĩ ra chiến lược, cải tiến quy trình sản xuất hay lý luận.
• Người ta sử dụng những dữ liệu sai trong dự báo, lên kế họach cho quy trình và lịch sản xuất, tính toán chi phí, điều hành qui trình sản xuất…Dẫn đến hậu quả thường là chi phí cao, năng suất thấp, không kịp thời hạn, thời gian sản xuất kéo dài…
Nhiều công ty ở MEE đã thực hiện nhiều thay đổi gần đây. Ví dụ như thay đổi sơ đồ tổ chức, cải tiến về marketing, tài chính, và hoạt động quản lý, họ đã đầu tư lắp đặt hệ thống thông tin hiện đại đắt tiền và hệ thống quản lý sản xuất. Mặc dù vậy, họ vẫn còn nhiều vấn đề. Sau đây là những vấn đề điển hình của các công ty trong vùng MEE:
a. Năng suất thấp: thấp hơn 5-10 lần so với Nhật Bản, và các nước phương tây khác
b. Ít khuyến khích nhân viên: Bề nổi của hoạt động của giám đốc chỉ là những vấn đề liên quan đến tổ chức, tài chính, kỹ thuật, ví dụ như kỹ thuật mới, quản lý dòng tiền mặt và tín dụng. Khía cạnh liên quan đến con người trong công ty bị coi nhẹ. Trong nhiều trường hợp, nhân viên sợ nói công khai các vấn để trong công ty. Công nhân có thái độ không tích cực đối với những biện pháp cải tiến của Nhật bởi vì nhiều người trong số họ đã được sử dụng trong quá khứ “đường hoàng” trong đội lao động xã hội, các hoạt động với vỏ bọc hợp thức hóa phức tạp, anh hùng trong công việc xã hội, báo tường…
c. Chi phí sản xuất cao và linh hoạt thuần túy: là kết quả của nhiều dạng lãng phí trong sản xuất như tồn kho nhiều, ít hợp tác với nhà cung cấp, dòng vật tư phức tạp, bố trí không hợp lý, chi phí duy tu cao…
Cải thiện năng suất là nhiệm vụ trọng tâm của các công ty MEE để hội nhập ở Châu Âu. Năng suất không chỉ là một nguồn lực thật sự cho cạnh tranh mà còn là nguồn lực quan trọng duy nhất trên thế giới của tăng trưởng kinh tế trên thực tế, tiến bộ xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống. Năng suất không phải chỉ là làm tốt hơn, mà quan trọng là làm cho cái gì tốt hơn. Điều quan trọng của cải thiện năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải cật lực hơn. Nền công nghiệp của các nước MEE cần một chuyên ngành mới- kỹ sư công nghiệp sản xuất. Nhiệm vụ chính của họ có thể hiểu đơn giản là làm cho hệ thống đạt năng suất. Đó là một thách thức cho các trường đại học kỹ thuật ở những nước MEE nơi đào tạo nhiều kỹ sư chuyên sâu có thể giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp, nhưng không được trang bị đầy đủ trong các lĩnh vực như kỹ thuật hệ thống, những mối quan hệ chính thể của doanh nghiệp, làm việc theo nhóm, lãnh đạo và tạo động lực cho nhân viên…
Nhiều kỹ sư mới tốt nghiệp được trang bị tốt về học thuật, họ có thể sử dụng nhiểu kỹ thuật tối ưu hóa phức tạp. Nhưng họ không được trang bị kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tế trong công nghiệp cũng như vận dụng kinh nghiệm thực tế để giải quyết những vấn đề thay đổi nhanh chóng ngày ngày trong công ty. Một câu hỏi được đặt ra là một kỹ sư công nghiệp cần hiểu bao nhiêu về các vấn đề về cơ điện. Dough Cook (Giám đốc chất lượng của Huges Electronics) phát biểu: “Nhiều kỹ sư công nghiệp ngày nay khi vào làm không bị bắt buộc phải biết về động nhiệt học, luyện kim, và lý thuyết dòng điện, nhưng hầu hết, nếu không muốn nói tất cả các chương trình học vẫn bao gồm những môn này, hoặc môn tương tự”
3. Kỹ thuật công nghiệp – Nghề của thế kỷ 21
Kỹ thuật công nghiệp tham gia với tư cách là một ngành quản lý kỹ thuật quan trọng mà nếu ứng dụng hiệu quả sẽ góp phần tăng chất lượng sống thông qua việc tăng năng suất, chất lượng công việc và dịch vụ, và cải tiến môi trường làm việc.
Sổ tay về Kỹ thuật công nghiệp định nghĩa về qui tắc này như sau:
Kỹ thuật công nghiệp sẽ được công nhận là một nghề hàng đầu mà những người trong nghề sẽ lên kế hoạch, thiết kế, áp dụng và quản lý tích hợp của sản xuất và phân phối hệ thống dịch vụ sao cho đảm bảo việc được thực hiện, độ tinh cậy, khả năng duy trì, đúng thời hạn, và kiểm sóat giá thành. Những hệ thống này có thể mang bản chất kỹ thuật xã hội và sẽ tích hợp con người, thông tin, vật liệu, máy móc, quy trình, và năng lượng trong suốt vòng đời sản phẩm, dịch vụ hay chương trình.
Nghề này sẽ thực hiện mục tiêu lợi nhuận, hiệu quả, hiệu lực, thích nghi, phản ứng, chất lượng, và liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ trong suốt vòng đời của nó. Khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm kinh tế), khoa học máy tính, khoa học cơ bản, khoa học quản lý, kỹ năng giao tiếp phát triển cao cùng với vật lý, hành vi, toán học, thống kê, tổ chức, và phạm trù đạo đức sẽ được sử dụng để đạt được những mục đích này.
Kỹ sư công nghiệp của những năm 1990 đối mặt với những vấn đề liên quan tới hiệu quả tổng thể của tổ chức. Vai trò của kỹ sư công nghiệp ngày nay đã nới rộng ra từ xưởng đến đối mặt với những vấn đề lớn. Kỹ sư công nghiệp được yêu cầu phải giúp làm cho công ty của họ phản ứng hiệu quả hơn với những thay đổi về nhu cầu của khách hàng bẳng việc phân phối những sản phẩm và dịch vụ giá trị cao, chất lượng tốt hơn, và giá thành thấp hơn những đối thủ cạnh tranh.
Lần xuất bản mới nhất của Sổ tay Kỹ thuật công nghiệp phân loại ngành Kỹ thuật Công nghiệp ra làm 4 mảng:
• Kỹ thuật (Kỹ thuật thông tin, Kinh doanh tích hợp máy tính, Kỹ thuật sản xuất, Kỹ thuật dịch vụ)
• Khía cạnh con người (Thiết kế tổ chức, thiết kế công việc, Ergonomics/ Những nhân tố con người)
• Lập kế hoạch, thiết kế và kiểm sóat tác vụ ( Lập kế hoạch sản phẩm, Kinh tế kỹ thuật, Phương pháp kỹ thuật, Đo lường hiệu suất và kiềm soát tác, Thiết kế thiết bị, Hoạch định và kiểm soát, Đảm bảo chất lượng)
• Các phương pháp định lượng cho việc ra quyết định (Lý thuyết và các mô hình xác suất thống kê cho kỹ sư công nghiệp, Mô phỏng máy tính, Tối ưu hóa)
Technology (Information Technology, Computer-Integrated Business, Manufacturing Engineering, Service Technology).
Human Dimensions (Organisational Design, Work Design, Ergonomics / Human Factors).
Planning, Design, and Control of Operations (Product Planning, Engineering Economy, Methods Engineering, Performance Measurement and Control of Operation, Facilities Design, Planning and Control, Quality Assurance).
Quantitative Methods for Decision Making (Probability Theory and Models Statistics for Industrial Engineers, Computer Simulation, Optimization).
Nguồn: ISE Group’s Blog