Six Sigma hay 6 Sigma hay 6σ được xem là phương pháp giúp cải tiến quy kinh doanh và quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp. Thông qua hệ thống phương pháp này các doanh nghiệp có thể thay đổi tư duy, gia tăng hiệu suất và giảm thiểu sai sót, cải thiện lợi nhuận.
Nguyên tắc 6 sigma giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như tinh thần của nhân viên trong doanh nghiệp cụ thể qua nội dung dưới đây.
- Six Sigma là gì?
- 5 bước của Six Sigma
- Lean Six Sigma nghĩa là gì?
- Cách thức triển khai 6σ trong doanh nghiệp
- Lợi ích triển khai 6 Sigma trong doanh nghiệp
Six Sigma là gì?
Six Sigma là một phương pháp kiểm soát chất lượng được phát triển vào năm 1986 bởi Motorola, Inc.
Phương pháp này sử dụng đánh giá theo hướng dữ liệu để hạn chế những sai lầm hoặc khiếm khuyết trong quy trình của công ty hoặc doanh nghiệp. 6 Sigma nhấn mạnh việc cải thiện thời gian chu kỳ, đồng thời giảm thiểu các lỗi sản xuất xuống mức không quá 3.4 lần xuất hiện trên một triệu đơn vị hoặc sự kiện. Nói cách khác, hệ thống quản lý chất lượng Six Sigma là một phương pháp hoạt động nhanh hơn với ít sai sót hơn.
“Chất lượng Six Sigma” là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một quy trình được kiểm soát tốt (trong giới hạn quy trình ± 3s tính từ đường tâm trong biểu đồ kiểm soát và yêu cầu / giới hạn dung sai ± 6s tính từ đường trung tâm).
Ban đầu 6 sigma được phát triển như một phương pháp quản lý để làm việc nhanh hơn với ít sai sót hơn. Trong những năm gần đây, Six Sigma đã phát triển thành một triết lý quản lý-kinh doanh tổng quát hơn. Hệ thống này tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cải thiện khả năng giữ chân khách hàng cũng như các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh.
Six Sigma hiện đang được áp dụng cho tất cả các ngành. Nhiều nhà cung cấp, bao gồm cả Motorola, cung cấp đào tạo Six Sigma với các chứng chỉ đặc biệt mang tên đai vàng, đai xanh và đai đen.
5 bước của Six Sigma
Những doanh nghiệp thực sự tin tưởng và thực hành phương pháp Six Sigma tuân thủ theo quy trình tiếp cận được gọi là DMAIC.
Đây là cụm từ viết tắt từ các thuật ngữ như:
- Define(D) – Xác định
- Measure (M) – Đo lường
- Analyze (A) – Phân tích
- Improve (I) – Cải tiến
- Control(C) – Kiểm soát
DMAIC là phương pháp luận được định hướng thống kê được các công ty, doanh nghiệp thực hiện theo khuôn khổ nhằm cải tiến quy trình kinh doanh. Tư tưởng đằng sau DMAIC là một doanh nghiệp có thể giải quyết mọi vấn đề theo các bước của phương pháp này.
- Define(D) – Xác định: Làm rõ vấn đề cần giải quyết, xác định lỗi sai từ đó tập trung giải quyết vấn đề. Từ đó phác thảo vấn đề, xác định mục tiêu dự án.
- Measure (M) – Đo lường: Giúp hiểu thực trạng của doanh nghiệp, đo lường hiệu suất làm việc, năng lực của nhân sự, thời gian tiến hành, các sự cố có thể xảy ra.
- Analyze (A) – Phân tích: Các thông số thu thập được trong bước 2 sẽ được tiến hành phân tích từ đó tìm ra gốc rễ của vấn đề.
- Improve (I) – Cải tiến: Từ những phân tích trên nhóm làm việc có thể tối ưu thời gian làm việc, tăng năng suất nhân viên.
- Control(C) – Kiểm soát: Việc thêm các biện pháp kiểm soát vào quy trình giúp tiến độ công việc được đảm bảo, hiệu suất tốt hơn.
Lean Six Sigma nghĩa là gì?
Six Sigma tập trung vào việc giảm sự biến đổi và tăng cường kiểm soát quy trình. Trong khi đó Lean loại bỏ lãng phí (quy trình và thủ tục không có giá trị gia tăng), thúc đẩy quá trình và tiêu chuẩn hóa công việc.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa Six Sigma và Lean ngày càng trở nên mờ nhạt với thuật ngữ “Lean Six Sigma”. Lean Six Sigma ngày nay được sử dụng thường xuyên hơn do cải tiến quy trình đòi hỏi các khía cạnh của cả hai cách tiếp cận để đạt được kết quả tích cực.
Lean Six Sigma là một phương pháp quản lý tập trung vào nhóm nhằm cải thiện hiệu suất bằng cách loại bỏ lãng phí và khiếm khuyết. Nó kết hợp các phương pháp và công cụ 6 Sigma và triết lý sản xuất tinh gọn – doanh nghiệp tinh gọn. Lean Six Sigma giúp giảm lãng phí nguồn lực vật chất, thời gian, công sức và tài năng đồng thời đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất và tổ chức.
Theo nguyên lý của Lean Six Sigma, bất kỳ việc sử dụng tài nguyên nào không tạo ra giá trị cho khách hàng cuối cùng đều bị coi là lãng phí và cần được loại bỏ.
Cách thức triển khai 6σ trong doanh nghiệp
Triển khai 6 Sigma như một chiến lược kinh doanh thay vì các công cụ là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc đầu tư vào đào tạo 6 Sigma. Tùy thuộc vào giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh chiến lược kinh doanh ciat từng doanh nghiệp mà các chiến lược thực hiện Six Sigma có thể khác nhau.
Khi quyết định triển khai, ứng dụng 6 Sigma các doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 tùy chọn bao gồm: Triển khai chương trình hoặc sáng kiến 6 Sigma và Tạo cơ sở hạ tầng 6 Sigma.
#1: Thực hiện Chương trình hoặc Sáng kiến 6 Sigma
Với cách tiếp cận này, một số nhân viên sẽ được đào tạo các công cụ thống kê theo thời gian và được yêu cầu áp dụng một số công cụ vào công việc khi cần thiết. Sau đó, các học viên có thể tham khảo ý kiến của một nhà thống kê nếu họ cần giúp đỡ. Nếu muốn phương pháp này thành công cần có sự hỗ trợ của cấp quản lý trong việc đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ thống kê và phương pháp luận 6 Sigma trong tổ chức.
#2: Tạo cơ sở hạ tầng Six Sigma
Thay vì tập trung vào các công cụ riêng lẻ, khi đào tạo 6 Sigma doanh nghiệp nên cung cấp phương pháp tiếp cận theo định hướng dạy cho các học viên quá trình để chọn đúng công cụ, đúng thời điểm, cho một dự án được xác định trước. Đào tạo 6 Sigma cho các học viên (Black Belts) này thường bao gồm bốn tuần giảng dạy trong bốn tháng. Phương pháp này giúp học viên làm việc trên các dự án của họ trong ba tuần giữa các phiên học.
Lợi ích triển khai 6 Sigma trong doanh nghiệp
6 Sigma mang đến các lợi ích trong quá trình quản lý, điều hành và thực hiện dự án như:
- Mang lại tác động lớn liên quan đến kết quả cuối cùng thông qua các dự án
- Sử dụng các công cụ một cách tập trung và hiệu quả hơn
- Cung cấp các quy trình/chiến lược quản lý dự án được nghiên cứu và cải tiến
- Tăng cường giao tiếp giữa nhà quản lý và các học viên thông qua các buổi thuyết trình dự án
- Tăng sự hiểu biết chi tiết về các quy trình kinh doanh chính
- Cung cấp cho nhân viên và ban quản lý thông tin chi tiết về cách các công cụ thống kê có giá trị to lớn đối với tổ chức
- Cho phép các đai đen nhận phản hồi về các phương pháp dự án của họ trong quá trình đào tạo
- Triển khai Six sigma thông qua phương pháp tiếp cận vòng kín, tạo thời gian cho việc đánh giá và kết hợp các bài học kinh nghiệm vào chiến lược kinh doanh tổng thể
Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Hội Cơ khí TP.HCM CLB Lean6sigma
THƯ MỜI
Kính gửi: – Quý Ông/ Bà,
– Quý Lãnh đạo doanh nghiệp,
Doanh nghiệp nào cũng muốn sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ đạt năng suất và chất lượng cao nhất, thời gian thực hiện ngắn nhất, các chi phí thấp nhất, đảm bảo an toàn và môi trường để phát triển bền vững. Nhưng làm sao để đạt được là một thách thức.
Ngày 21/5/2010 Thủ Tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 712/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình này là “Xây dựng và áp dụng … các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng”. Mục tiêu cụ thể là “Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất và chất lượng; tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng”, “40.000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng” trong giai đoạn 2010 – 2015, 60.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020.
Nhằm cung cấp các tri thức hiện đại và các giải pháp thực hiện những mục tiêu trên đây cho doanh nghiệp, cho cộng đồng các tổ chức và cá nhân có quan tâm, đồng thời trong khuôn khổ đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM cùng Hội Cơ khí TPHCM tổ chức hai hội thảo:
“Xây dựng hệ thống Năng suất – Chất lượng – Tinh gọn cho doanh nghiệp Việt nam”
Vào lúc: 7g30, thứ bảy, ngày 27/11/2010, và
“Các phương pháp, kỹ thuật và công cụ cho hệ thống Năng suất – Chất lượng – Tinh gọn”
Vào lúc: 7g30, thứ bảy, ngày 04/12/2010
Cùng tại: Hội trường, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng,
Số: 65 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Chương trình của hai hội thảo và Phiếu đăng ký tham dự được đính kèm theo thư mời này.
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời quý vị, tổ chức, doanh nghiệp và các chuyên gia, cá nhân có quan tâm nhiệt tình tham dự hai hội thảo này.
Sự hiện diện của quý vị sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của hội thảo.
MỤC TIÊU
Hội thảo “Xây dựng hệ thống Năng suất – Chất lượng – Tinh gọn cho doanh nghiệp Việt Nam”
Ngày 27/11/2010
– Triển khai Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, số 712/QĐ-TTg, ngày 21/5/2010).
– Giúp doanh nghiệp có nhận thức mới và những cơ hội cải thiện năng suất và chất lượng.
– Giúp doanh nghiệp có nhận thức mới về tầm quan trọng của hệ thống, hệ thống sản xuất/dịch vụ tiên tiến và tính cấp thiết phải xây dựng một hệ thống sản xuất/dịch vụ tiên tiến của chính mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
– Giới thiệu về Giải pháp năng suất toàn diện cho doanh nghiệp.
– Giới thiệu về các chương trình đào tạo và tư vấn về Năng suất – Chất lượng – Tinh gọn – Bảo trì cho doanh nghiệp.
– Giới thiệu các nền tảng của hệ thống sản xuất tiên tiến.
– Liên kết các nguồn lực về đào tạo và tư vấn phục vụ doanh nghiệp.
– Trao đổi và tập hợp các ý kiến và mong đợi của các doanh nghiệp về cải thiện hiệu quả kinh doanh, sản xuất, dịch vụ.
– Giới thiệu một số đơn vị hợp tác thực hiện các chương trình đào tạo và tư vấn.
– Ký kết hợp tác với các hiệp hội, tổ chức, công ty để triển khai các chương trình đào tạo và tư vấn cho doanh nghiệp.
MỤC TIÊU
Hội thảo “Các phương pháp, kỹ thuật và công cụ cho hệ thống Năng suất – Chất lượng – Tinh gọn”
Ngày 04/12/2010
– Giới thiệu một số phương pháp, kỹ thuật, công cụ cho hệ thống Năng suất – Chất lượng – Tinh gọn và cách thức triển khai ứng dụng.
– Giới thiệu một số điển hình ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật, công cụ năng suất, chất lượng, tinh gọn .
Trao đổi các biện pháp, cách thức phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Việt Nam.