Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System – TPS) là một hệ thống sản xuất lean được phát triển bởi công ty ô tô Toyota. Nó tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất sản xuất bằng cách loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa quy trình làm việc. TPS đã trở thành một mô hình cho nhiều ngành công nghiệp khác ngoài ô tô và đã đặt nền móng cho phong trào Lean Manufacturing trên toàn cầu. Các yếu tố chính của TPS bao gồm đồng thời cung cấp chất lượng cao, giảm thời gian sản xuất và giảm chi phí thông qua việc tối ưu hóa quá trình sản xuất từng bước.
Quản lý chất lượng trong Toyota đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng mỗi sản phẩm và quy trình sản xuất đều đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng. Toyota coi việc duy trì chất lượng là một phần không thể thiếu của triết lý sản xuất của mình và coi đó là một yếu tố quyết định trong việc tạo ra sự tin cậy và sự hài lòng của khách hàng.
Quản lý chất lượng trong Toyota bao gồm một số phương pháp và công cụ, trong đó có:
- Kiểm soát chất lượng từng bước (Jidoka): Toyota đặt sự chú trọng vào việc phát hiện và giải quyết vấn đề ngay từ khi chúng xảy ra. Điều này giúp ngăn chặn sự lỗi lan truyền và tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng.
- Tổ chức lao động đóng gói (Andon): Hệ thống Andon cho phép công nhân dừng quy trình sản xuất khi phát hiện lỗi hoặc vấn đề. Điều này tạo điều kiện cho việc khắc phục ngay lập tức và giúp duy trì chất lượng sản phẩm.
- Phương pháp Kaizen (Sự cải tiến liên tục): Toyota khuyến khích sự tham gia của tất cả nhân viên vào việc cải tiến quy trình và sản phẩm hàng ngày. Điều này giúp tạo ra một môi trường linh hoạt và sáng tạo, nơi mà chất lượng được cải thiện liên tục.
- Phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis): Khi xảy ra vấn đề, Toyota tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó thay vì chỉ xử lý các triệu chứng. Điều này giúp ngăn chặn sự tái phát và tăng cường hiệu suất chất lượng.
Nhờ vào các phương pháp này và sự cam kết mạnh mẽ của mình đối với chất lượng, Toyota đã xây dựng được uy tín là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu về chất lượng trên toàn cầu.
Con đường thành công của Toyota
14 nguyên tắc quản lý của nhà sản xuất vĩ đại nhất thế giới
Tư tưởng
Toyota gây được sự chú ý lần đầu tiên của thế giới vào những năm 1980 khi mà khách hàng bắt đầu nhận ra rằng xe Toyota có tuổi thọ dài hơn và ít sửa chữa hơn xe Mỹ. Ngày nay họ là một trong những nhà sản xuất xe hơi có lãi nhất trên thế giới, sản xuất xe hơi chất lượng cao, theo thị hiếu của người dùng, sử dụng ít giờ lao động và hàng hóa tồn kho. Đến ngày hôm nay, Toyota vẫn tiếp tục gia tăng sản xuất, phát triển sản phẩm và hòan thiện quy trình
“Con đường thành công của Toyota” giải thích nguyên tắc quản lý và triết lý kinh doan đã mang đến sự thành công của Toyota. Sách trình bày cách tiếp cận của Toyota đối với việc sản xuất tiết kiệm (được biết đến như hệ thống sản xuất Toyota) và 14 nguyên tắc đã đưa Toyota đến sự nổi tiếng về chất lượng và vượt trội. Sách cũng trình bày cách thức mà ta có thể áp dụng cùng những nguyên lý vào việc cải tiến các quy trình kinh doanh mà vẫn có thể cắt giảm chi phí sản xuất và họat động.
Sức mạnh tầm cỡ thế giới của “Con đường Toyota”
“Con đường Toyota”: lấy khả năng sản xuất xuất sắc làm vũ khí chiến lược.
Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và sản xuất tiết kiệm (lean production)
Toyota đã sáng chế ra hệ thống sản xuất tiết kiệm vào những năm 40 và 50. Công ty đã tập trung vào việc lọai bỏ thời gian và vật liệu thừa của từng công đọan trong quy trình sản xuất (từ nguyên liệu cho đến sản phẩm hòan chỉnh)
Kết quả cho ra một quy trình linh họat và nhanh mà có thể đáp ứng những gì khách hàng muốn, khi nào họ cần nó, với chất lượng tốt nhất và một chi phí chấp nhận được. Toyota đã cải tiến việc sản xuất bằng cách:
- Lọai bỏ thời gian và tài nguyên thừa
- Xây dựng hệ thống chất lượng cho các hệ thống làm việc
- Tìm cách giảm chi phí và các phương pháp thay thế các công nghệ mới đắt tiền
- Hòan thiện các quy trình làm việc
Xây dựng văn hóa học tập để phục vụ cho mục đích cải tiến liên tục
Toyota trở thành nhà sản xuất tốt nhất thế giới như thế nào
Toyota đã phát triển hệ thống sản xuất Toyota (TPS) sau thế chiến thứ hai. Trong khi đó Ford và GE vẫn sử dụng việc sản xuất hàng lọat và kiểm sóat theo quy mô, Toyota đã đối mặt với các điều kiện kinh doanh rất khác nhau. Thị trường của Toyota rất nhỏ nhưng phải sản xuất các lọai xe khác nhau trên cùng một dây chuyền theo yêu cầu của khách hàng. Giải pháp cho việc này: làm cho các quá trình vận hành phải rất linh họat. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của TPS.
TPS đã mượn một số ý tưởng của Hoa Kỳ. Ý tưởng chính của hệ thống “Just in time” (JIT) có được từ khái niệm của “hệ thống kéo” mà đã lấy cảm hứng từ hệ thống siêu thị Mỹ. Trong hệ thống kéo, mỗi món hàng sẽ được cung cấp thêm khi mà chúng bắt đầu vơi đi trên kệ.
Áp dụng vào công ty Toyota, điều này có nghĩa là bước đầu tiên của quy trình sẽ không được hòan tất cho tới khi bước hai sử dụng nguyên liệu hoặc nguồn cung cấp của bước 1. Trong quy trình sản xuất, Toyota đã sử dụng Kaban để ra hiệu cho bước trước đó khi các phụ tùng cần được bổ sung
Công ty cũng được truyền cảm hứng từ ông W.Edwards Deming. Ngòai việc định nghĩa một cách tổng quát khách hàng gồm có khách hàng bên ngòai và khách hàng nội bộ, ông cũng khuyến khích Toyota áp dụng cách tiếp cận một cách có hệ thống trong việc giải quyết vấn đề, mà đã trở thành cốt lõi trong việc cải tiến liên tục ( được biết như là Kaizen)
Thực chất của hệ thống sản xuất Toyota: lọai bỏ sự thừa thải
Điểm chính của hệ thống TPS là giảm thiểu thời gian sử dụng trong các họat động không tạo ra thêm giá trị bằng cách bố trí nguyên liệu và các dụng cụ sao cho gần dây chuyền lắp ráp nhất có thể
Các kiểu lãng phí chính trong quy trình sản xuất và kinh doanh:
- Sản xuất thừa
- Chờ đợi hoặc..
- Sự vận chuyển hoặc di chuyển không cần thiết
- Gia công thừa hoặc xử lý không chính xác
- Khiếm khuyết
- Không sử dụng tính sán tạo của nhân viên
- Tồn kho quá nhiều
Các nguyên tắc kinh doanh trong “Con đường thành công của Toyota”
Nguyên tắc 1: quyết định của bạn phải dựa trên triết lý dài hạn, ngay cả khi phải tiêu tốn cho những mục đích tài chính ngắn hạn.
Thông điệp của Toyota rất nhất quán: hãy làm điều tốt cho công ty, nhân viên của công ty, khách hàng hay xã hội nói chung. Triết lý dài hạn này là nhiệm vụ của công ty mà đã liên tục tìm tòi để cung cấp cho khách hàng, nhân viên, cổ đông chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Mục tiêu dài hạn nên thay thế các quyết định hay mục tiêu ngắn hạn. Phát triển, làm việc, tăng trưởng và hướng công ty theo mục tiêu chung có ý nghĩa hơn là kiếm tiền. Nhiệm vụ cao cả của bạn là và nên là nền tảng của tất cả nguyên tắc khác.
Toyota đi theo hướng làm hài lòng khách hàng. Họ tin rằng những khách hàng hài lòng sẽ quay lại và đem lại nhiều công việc hơn. Điều này sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng, xã hội và nền kinh tế.
Một trong những yếu tố chính tạo nên thành công của Toyota là nó sống với triết lý tín nhiệm lẫn nhau và tinh tần “ tự chúng ta làm”. Điều này được minh họa rõ nhất khi họ tham gia vào ngành công nhiệp ô tô hạng sang. Họ không mua lại công ty đã sản xuất ô tô hạng sang. Thay vào đó, côn ty đã tạo ra một bộ phận xe hơi hạng sang riêng – dòng Lexus- từ đống tạp nham để học hỏi và hiểu được bản chất của xe hơi hạng sang.
Nguyên tắc 2: tạo nên dòng xử lý liên tục để giải quyết các vấn đề
Hệ thống sản xuất hàng lọat mà được nhiều nhà sản xuất sử dụng đã tạo nên sự dư thừa với khối lượng lớn mà sẽ dẫn đến hàng hóa tổn kho không được dùng đến và chiếm chỗ nhà máy. Hệ thống sản xuất tiết kiệm của Toyota đã thiết kế lại quy trình làm việc sao cho việc di chuyển nguyên liệu và thông tin nhanh hơn.
Để tối ưu việc di chuyển nguyên liệu sao cho nhanh hơn, Toyota đã giảm độ lớn của một đợt sản xuất và các đơn vị công việc sẽ được nhóm theo sản phẩm hơn là quy trình. Dòng xử lý liên tục sẽ kết nối quy trình và con người với nhau để mà khi có một vấn đề xuất hiện, nó sẽ được giải quyết ngay.
Lợi ích của dòng xử lý liên tục/ nguyên khối
- Xây dựng chất lượng
- Tạo nên độ linh động thật sự
- Tạo nên năng suất cao hơn
- Cải tiến an tòan lao động
- Nâng cao tinh thần làm việc
- Giảm chi phí hàn tồn kho
- Giải phóng mặt bằng
Nguyên tắc 3: sử dụng “hệ thống kéo” để tránh việc sản xuất thừa
Hệ thống kéo xoay quanh ý tưởng cung cấp thêm hàng hóa dựa trên nhu cầu hàng ngày của khách hàng hơn là cố định theo một lịch trình hoặc hệ thống. Nó được gọi là hệ thống linh họat theo nhu cầu của khách hàng
Hệ thống “just in time” (JIT) sẽ cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn, khi nào và số lượng mà khách hàng cần. Nguyên liệu được cung cấp thêm tùy vào sự tiêu thụ, giảm thiểu công việc trong quy trình và sự sắp xếp hàng hóa tồn kho. Bạn chỉ phải dự trữ một khối lượng nhỏ cho mỗi sản phẩm và thường xuyên bổ sung chúng dựa trên những gì mà khách hàng thật sự lấy đi.
Thuyết nhu cầu của Maslow đã thỏa mãn các nhu cầu ở cấp thấp hơn và khích lệ nhân viên lên cấp bậc cao hơn là tự thể hiện mình. Phương pháp của Toyota là trả lương cao, đảm bảo việc làm, điều kiện làm việc an tòan thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên. Văn hóa của việc cải tiến liên tục của Toyota đã hộ trợ cho sự phát triển về hướng tự thể hiện mình.
- Thuyết làm phong phú công việc của Herberg đã lọai bỏ “những người bất mãn” và thiết kế công việc để tạo ra những người thõa mãn tích cực là nền tảng của sự phát triển chương trình nghiên cứu về lao động 5 S, quản lý về tầm nhìn và các chính sách nhân sự về các tiêu chuẩn vệ sinh. Cải tiến liên tục của Toyota, luân chuyển công việc và các nhà khích lệ hành động như các người thỏa mãn tích cực
- Thuyết quản lý có khoa học của Taylor đã thiết kế công việc một cách chuẩn hóa và lựa chọn một cách khoa học, cũng như đào tạo và khen thưởng thành tích theo kết quả làm việc. Toyota làm theo các nguyên tắc quản lý có khoa học của Taylor ở mức độ nhóm hơn là cá nhân
- Thuyết thay đổi hành vi củng cố thêm cho hành vi của việc dòng chảy liên tục của Toyota sẽ tạo nên thời gian lãnh đạo ngắn hơn vì có hồi đáp nhanh hơn. Các vấn đề được chú ý nhanh hơn và các nhà lãnh đạo có mặt thường trực để cho thấy sự ủng hộ của họ
- Thuyết thiết lập mục tiêu cần thiết cho các mục tiêu rõ ràng, đo lường được, có khả năng đạt được. Toyota đã đặt ra các mục tiêu theo tiêu chuẩn này thông qua hoshin Kanri ( phát triển các chính sách)
Nguyên tắc 11: đánh giá cao việc mở rộng mạng lưới đối tác và nhà cung cấp bằng các đưa ra những thử thách và giúp họ cải tiến
Đối xử với đối tác và nhà cung cấp như một phần mở rộng công việc kinh doanh của bạn.
Toyota duy trì nguyên tắc hiệp hội. Công ty xem các nhà cung cấp như các đối tác làm ăn. Toyota không chỉ thử thách nhân viên của họ để có được kết quả xuất sắc và có sự tiến bộ, họ cũng thử thách cả các nhà cung cấp
Theo tác giả, việc phát triển nhà cung cấp được thực hiện với một lọat các chỉ tiêu và thử thách gắt gao. Các nhà cung cấp muốm làm việc với công ty vì họ biết rằng họ sẽ trở nên tốt hơn và gia tăng sự tín nhiệm giữa các đơn vị cung cấp và các khách hàng khác
Toyota luôn xem xét nhà cung cấp mới với một sự thận trọng và đặt hàng rất ít . Tuy nhiên, một khi họ đã có được lòng tin của Toyota, và chứng minh cho thấy sự thành thật của họ trong việc cam kết tuân theo các tiêu chuẩn của Toyota về chi phí, chất lượng và giao hàng, Toyota sẽ chấp nhận họ và dạy theo cách của Toyota. Mối quan hệ với các nhà cung cấp và các hiệp hội thường là dài hạn và hiếm khi nào có sự thay đổi nhà cung cấp trừ khi mắc phải sai lầm tệ hại.
Nguyên tắc 12: tự mình đi và xem xét để hiểu rõ hòan tòan một vấn đề (Genchi Genbutsu)
Nghĩ và phát biểu dựa trên những thông tin và dữ liệu đã được tự mình kiểm chứng.
Đi và tự mình chứng thực các thông tin. Luôn nhớ rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho các báo cáo và thông tin cung cấp cho người khác. Giải quyết vấn đề và cải tiến các quy trình bằng cách đi đến tận nơi và tự mình xem xét và xác nhận thông tin và dữ liệu
Không phải tự suy xét về những gì đã nghe hoặc người khác nói với bạn là một việc rất quan trọng. Khi chính bạn đi tìm hiểu thì bạn sẽ hiểu thấu đáo vấn đề hơn.
Nguyên tắc 13: ra quyết định phải chậm sau khi cân nhắc mọi khả năng và có sự đồng tâm; thực hiện nó một cách nhanh chóng
Quá trình lấy ý kiến của mọi người sẽ giúp tìm ra nhiều giải pháp và việc thực hiện các quyết định nhanh chóng hơn.
Đối với Toyota, cách thức để ra được quyết định cũng quan trọng như chất lượng của quyết định. Không nên vội vàng ra quyết định nếu chưa xem xét mọi yếu tố, các khả năng khác và tham khảo ý kiến của những người chịu ảnh hưởng bởi kết quả của quyết định đó. Khi bạn đã có được giải pháp thì nên thực hiện nó nhanh nhưng với sự cẩn trọng.
Tham khảo ý kiến sẽ làm giúp cho việc chấp nhận giải pháp dễ dàng hơn và quá trình thực hiện được suông sẽ hơn. Sự xuất sắc của Toyota đã được trình bày chi tiết. Công ty đã xem xét tất cả yếu tố (chi phí, chất lượng, khó khăn, giải pháp và chủ đầu tư)
5 yếu tố chính được xem xét trong quá trình ra quyết định
- Tìm hiểu những gì thật sự đang xảy ra
- Hiểu các nguyên nhân của vấn đề và tự hỏi tại sao 5 lần
- Tính đến những giải pháp thay thế và chi tiết hóa giải pháp được lựa chọn
- Xây dựng sự đồng thuận của nhân viên, nhà cung cấp
- Sử dụng kênh thông tin một các hiệu quả để truyền đạt các bước từ bước 1 đến 4
Nguyên tắc 14: trở thành một tổ chức học hỏi thông qua sự suy nghĩ không ngừng (hansei) và sự cải tiến liên tục (kaizen)
Thiết lập một quy trình có sự giám sát và cải tiến liên tục. Một khi bạn thiết lập được một quy trình ổn định và chuẩn hóa, hãy sử dụng các công cụ cải tiến liên tục để tìm ra nguyên nhân sâu xa của việc kém hiệu quả để áp dụng các phương pháp phù hợp
Tạo ra một quy trình mà yêu cầu tối thiếu ( nếu có thế không) hàng tồn kho. Điều này sẽ giúp phát hiện và sửa chữa các nguồn tài nguyên và thời gian thừa.
Bảo vệ chất xám bằng cách phát triển đội ngũ nhân viên ổn định, học hỏi liên tục. Đào tạo nhân viên trở thành những nhà lãnh đạo và làm việc hiệu quả. Thăng chức cho nhân viên của công ty.
Chuẩn hóa quy trình tốt nhất cho mỗi dự án mới và nhà quản lý mới
Áp dụng phương pháp của Toyota vào công ty của bạn
Ứng dụng phương pháp của Toyota để thay đổi các công ty dịch vụ và kỹ thuật
Phát triển và thực hiện biểu đồ dòng giá trị qua các buổi hội thảo Kaizen
Giai đọan 1: Chuẩn bị cho buổi hội thảo
- Định nghĩa rõ ràng phạm vi công việc. Xác định điểm bắt đầu hoặc điểm kích họat và sản phẩm sau cùng phân phối đến cho khách hàng
- Thiết lập các mục tiêu. Đưa ra các mục tiêu có thể đo lường cho nhóm. Các mục tiêu phải phù hợp với văn hóa của công ty và nên đặt ra sao cho giảm thời gian lãnh đạo, cải tiến chất lượng , giảm chi phí
- Tạo ra bản đồ tình trạng hiện hành sơ bộ. Có một nhóm gồm khỏang 3-4 người xem xét quy trình hiện tại. Ghi chú lại thời gian để thực hiện một công việc và thời gian chờ đợi giữa các quá trình. Đây là hoạt động chủ yếu cần chuẩn bị trước vì như vậy sẽ tiết kiệm thời gian quý báu trong buổi hội thảo.
- Thu thập tất cả tài liệu liên quan. Ngòai việc thu thập bản đồ tình trạng hiện hành, nhóm cũng cần lấy các biểu mẫu của từng bước. Tất cả thủ tục chuẩn phải có trong suốt buổi hội thảo.
- Bố trí bản đồ tình trạng hiện hành trong phòng
Giai đọan 2: Hội thảo Kaizen
- Ai là khách hàng của chúng ta ? Nhóm đã xác định các nhu cầu của khách hàng và quy trình hỗ trợ đi theo chưa ?
- Phân tích tình trạng hiện hành. Phân tích các bước của quy trình và dòng chảy thông tin. Xác định những mục tạo nên giá trị và không tạo ra giá trị. Lọai bỏ những việc không tạo giá trị
- Phát triển triển vọng trong tương lai. Động não và các học viên phải viết ra các ý tưởng của họ. Nhóm nên đánh giá từng ý tưởng để xem ý tưởng nào có thể giúp trong việc hòan thành mục tiêu
- Thực thi. Phát tiển kế họach đào tạo và truyền thông
- Đánh giá. Đo lường kết quả bằng cách thiết lập các thông số của quy trình để theo dõi và cải tiến liên tục
Giai đọan 3 : Sau buổi hội thảo – cải tiến liên tục
- Xem xét lại trạng thái của các công việc đang làm
- Xem lại các thông số của quy trình để đảm bảo việc cải tiến có khả năng đạt được
- Thảo luận những cơ hội cải tiến khác
- Tiếp tục cải tiến quy trình
Xây dựng một công ty gọn nhẹ của riêng bạn, mượn ý tưởng của Toyota
13 lời khuyên trong việc chuyển đổi công ty thành một công ty gọn nhẹ (lean)
- Bắt đầu hành động với hệ thống kỹ thuật. Bắt kịp nhanh đối với thay đổi văn hóa
- Học hỏi bằng công việc trước rồi đào tạo sau
- Bắt đầu với người tiên phong hăng say để tập trung vào hệ thống tiết kiệm và đưa ra mô hình mẫu
- Sử dụng việc sắp xếp theo cấp để phát triển tầm nhìn trong tương lai và
- Áp dụng kaizen để truyền bá và tạo nên những thay đổi nhanh chóng
- Tổ chức dựa trên dòng giá trị
- Biến mọi thứ thành những điều kiện bắ buộc
- Khủng hoàng có thể là bắt đầu của sự cải tiến, nhưng không nhất thiết làm cho công ty thay đổi một cách đảo lộn
- Tận dụng các cơ hội để đón nhận các cơ hội có tác động mạnh về tài chính.
- Liên kết các tiêu chuẩn đo lường dựa trên dòng giá trị
- Xây dựng nền tảng của công ty và phát triển lối đi riêng
- Tuyển dụng hoặc phát triển các nhà lãnh đạo và phát triển đội ngũ kế thừa
- Dùng chuyên gia để huấn luyện nhằm có kết quả nhanh chóng
Nguyên tắc 8: chỉ sử dụng công nghệ đã được kiểm ta kỹ càng và tin cậy để phục vụ con người và quy trình
Việc đưa vào công nghệ mới phải hỗ trợ con người, các quy trình và các giá trị của họ. Công nghệ mới không được thay thế hoặc thế chỗ chúng. Chỉ giới thiệu công nghệ mới sau khi đã được kiểm tra và chứng minh với các bên liên quan của công ty của bạn.
Trước khi chấp nhận một công nghệ mới. Toyota đầu tiên phải phân tích ảnh hưởng của nó đối với các quy trình đang tồn tại. Nếu họ thấy nó công nghệ mới làm tăng thêm giá trị cho hệ thống cũ. Công ty sẽ phân tích tiếp để xem có xung đột với triết lý của công ty và các nguyên lý họat động hay không. Nếu nó vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào, Toyota sẽ lọai bỏ ngay công nghệ mới đó.
Việc giới thiệu công nghệ mới sẽ được làm thông qua một quá trình đồng tâm, phân tích và lên kế họach cho tất cả nhân viên và chủ đầu tư liên quan tới quy trình. Một quy trình chặt chẽ như vậy sẽ cho kết quả triển khai công nghệ mới suông sẽ mà không có sự kháng cự của nhân viên hoặc đổ vỡ quy trình
Nguyên tắc 9: Phát triển các nhà lãnh đạo hiểu rõ hòan tòan công việc, toan tâm với triết lý của công ty và dạy nó cho nhân viên.
Phát triển các nhà lãnh đạo từ trong công ty hơn là thuê mướn bên ngoài.
Toyota không bao giờ “cướp” chủ tịch hoặc CEO của các công ty khác. Thay vào đó, họ tìm kiếm các nhà lãnh đạo chủ chốt trong công ty- ở các bộ phận bán hàng, phát triển sản phẩm, sản xuất và thiết kế. Triết lý của công ty trong việc thăng chức và có được các nhà điều hành cấp từ trung tới cao trong công ty xuất phát từ niềm tin của công ty rằng họ đã lọai bỏ được sự thay đổi thất thường ở cấp điều hành.
Việc thay đổi văn hóa khi mà có một nhà lãnh đạo mới đến, mang theo sự lộn xộn ở các cấp, nhân viên phải hiệu chỉnh theo các điều lệ mới. Điều này cũng không phát triển năng lực thật sự hoặc lòng trung thành của nhân viên
Toyota tin rằng các nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ phải sống và hiểu văn hóa của Toyota mỗi ngày. Họ cũng mong đợi các nhà lãnh đạo của họ đào tạo các cấp dưới cũng sống và hiểu “con đường thành công của Toyota”
Nguyên tắc 10: phát triển những con người tài ba đi theo triết lý của công ty
Sử dụng và hiểu rõ thuyết động viên.
Toyota đã sử dụng các thuyết động viên khác nhau để khích lệ và truyền cảm hứng cho nhân viên của họ để hòan thành xuất sắc nhiệm vụ
Nguyên tắc 4: Cân bằng khối lượng công việc (heijunka)
Hệ thống làm theo đơn hàng cứng nhắc tạo nên rất nhiều hàng tồn kho, chi phí chung, chất lượng sản phẩm và dịch vụ nghèo nàn hơn, và che dấu các vần đề. Để lọai bỏ được nhược điểm này, Toyota đã đưa ra ý đồ cân bằng kế họach sản xuất.
Cân bằng mức sản xuất theo khối lượng và hỗn hợp sản phẩm được biết như heijunka. Quy trình đã không sản xuất ra sản phẩm theo đơn hàng thật sự của khách hàng. Thay vào đó, nó tính tổng khối lượng đơn hàng trong một khỏang thời gian và Cân bằng ra. Kết quả là sản xuất cùng một khối lượng cho mỗi ngày.
Lợi ích của kế họach Cân bằng:
- Linh hoạt trong việc làm theo những gì khách hàng muốn và khi nào họ cần
- Giải thiểu rủi ro của hàn hóa không bán được
- Cân đối giữa lao động và hàng hóa
Nguyên tắc 5: Xây dựng văn hóa mua sắm để giải quyết vấn đề, đạt được chất lượng tốt ngay lần đầu.
Chất lượng cho khách hàng là một động lực của bất kỳ triết lý của công ty nào. Chất lượng được xây dựng trong công ty hoặc ở các quy trình sản xuất. Xây dựng thiết bị cảnh báo sớm trên dây truyền hoặc thiết bị ngăn không cho sự cố xảy ra làm ngừng họat động hệ thống. Điều này sẽ giúp giảm chi phí và họat động hiệu quả hơn là kiểm tra và sửa chữa các sự cố sau khi xảy ra.
Bạn cũng nên xây hệ thống hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục sự cố và tạo ra các tiêu chuẩn. Phát triển nguyên tắc của công ty là ngừng hoặc trì hõan công việc khi có sự cố xảy ra và đạt chất lượng tốt để gia tăng năng suất và lợi nhuận trong dài hạn
Nguyên tắc 6: Chuẩn hóa các công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và trao quyền cho nhân viên
Sự chuẩn hóa các công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục, đổi mới, tăng trưởng và chất lượng. Không thể đề cao bất kỳ quy trình nào cho tới chúng được chuẩn hóa. Chất lượng cũng được bảo đảm như vậy thông các quy trình chuẩn hóa để đảm bảo sự đảm bảo sự nhất quán trong quy trình và sản phẩm.
Khi thực hiện việc chuẩn hóa, cân đối giữa việc cung cấp cho nhân viên các quy trình công ty với lại để cho họ tự do sáng tạo và đổi mới là một việc rất quan trọng. Các tiêu chuẩn nên đủ rõ ràng để đưa ra được những hướng dẫn hữu ích, tổng quát và cho phép một số thay đổi.
Nguyên tắc 7: sử dụng phần điều khiển có hiển thị để không có lỗi nào bị che dấu
Năm S để lọai bỏ sự lãng phí:
- Phân lọai Chỉ giữ lại những gì cần và vứt bỏ những thứ không cần
- Sắp xếp. Duy trì sự ngăn nắp. Luôn nhớ rằng, luôn có chỗ cho mọi thứ và mọi thứ có chỗ của nó
- Ánh sáng họăc sự sạch sẽ. Quy trình dọn vệ sinh thường là một hình thức kiểm tra mà có thể phát hiện ra các hư hỏng hoặc tình trạng bất thường có thể ảnh hướng đến chất lượng
- Chuẩn hóa hoặc đưa ra các điều lệ. Phát triển hệ thống và các quy trình để duy trì và giám sát 3 quy định đã nêu trên
- Duy trì. Giữ gìn nơi làm việc ổn định là một quá trình đang thực hiện của việc cải tiến liên tục
Mô hình “4P” của “Con đường Toyota”